Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể dẫn đến hiếm muộn

Hiếm muộn được hiểu là tình trạng khi mà một cặp vợ chồng trong 12 tháng quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thụ thai. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện trên thế giới có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng gặp vấn đề về hiếm muộn. Ở Việt Nam ước tính có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn và tỷ lệ này ngày một tăng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Ngoài những nguyên nhân như bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, bất thường xuất tinh ở nam giới hay bất thường rụng trứng thì viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng hiếm muộn.

Triêu chứng của viêm nhiễm đường tiết niệu

  • Liên tục cảm thấy buồn tiểu hay đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Cảm thấy đau buốt, ngứa rát khó chịu khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đổi màu hoặc thấy máu trong nước tiểu
  • Cảm thấy đau thắt vùng bụng dưới.
  • Khi tình trạng viêm nhiễm năng, có thể thấy những triệu chứng như ớn lạnh, sốt, buồn nôn, đau lung.

Nếu có những biểu hiện trên, nên đi khám và xét nghiệm để xác đinh bệnh, tránh việc uống sai thuốc hay điều trị không đúng cách. Viêm nhiễm đường tiết niệu nếu để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm bàng quan và nhiễm trùng thận.

Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiết niệu thường là do vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn nước tiểu hoặc từ máu (trường hợp này rất hiếm). Vi khuẩn thường gặp nhất ở viêm nhiễm đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli từ hậu môn xâm nhập vào ống dẫn nước tiểu.

Ngoài E.coli, một số vi khuẩn khác như mycoplasmachlamydia cũng có thể gây ra viêm nhiễm. Các vi khuẩn này rất dễ lây qua đường tình dục, do đó nếu phát hiện nhiễm các vi khuẩn này, cả hai vợ chồng cần được điều trị để tránh sự tái nhiễm.

Yếu tố nguy cơ gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu

  • Phụ nữ có hoạt động tình dục là đối tượng dễ gặp vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu vì ống tiểu chỉ dài 4cm nên vi khuẩn rất dễ để xâm nhập từ ngoài vào bàng quan.
  • Những người mang ống thông đường tiểu.
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường: sự thay đổi của hệ miễn dịch khiến cho những người mắc bện đái tháo đường dễ gặp phải các bệnh nhiễm trùng.
  • Nam giới gặp phải các vấn đề về tuyến tiền liệt

Phòng tránh bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu

Một số gợi ý sau có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu ở phụ nữ:

  • Uống nhiều nước để làm sạch đường tiết niệu
  • Điều trị dứt bệnh nấm âm đạo sớm
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất diệt tinh trùng, nhất là với màng chắn ngừa thai.
  • Giữ gìn vệ sinh.  
  • Tránh việc nhịn tiểu khi có cảm giác muốn đi.
  • Sau khi đi vệ sinh, nên lau khô âm đạo từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào đường tiểu.
  • Đi vệ sinh ngay sau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, chất Proanthocyanins có trong trái nham lê (Cranberry) có khả năng hỗ trợ phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách làm giảm độ bám dính của vi khuẩn lên bề mặt của ống tiểu. Thế nhưng, lượng Proanthocyanins có trong nước ép nham lê rất thấp, để có thể thấy được lợi ích từ nham lê, cần phải uống một lượng lớn nước ép trong thời gian dài hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung có hàm lượng Proanthocyanins từ nham lê cao.

Chất Proanthocyanins có trong trái nham lê (Cranberry) có khả năng hỗ trợ phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách làm giảm độ bám dính của vi khuẩn lên bề mặt của ống tiểu

Thế nhưng cần lưu ý, vì nước ép nham lê có thể ảnh hưởng đến một số loại kháng sinh, do đó nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang được điều trị với bất kỳ thuốc kháng sinh nào.

SMART HEALTH tổng hợp 

Thông tin liên quan: