8 dấu hiệu mang thai sớm

Bạn vẫn chưa trễ kinh, nhưng có gì đó thay đổi trong cơ thể. Liệu có những dấu hiệu nào khác cho thấy bạn đang mang thai?

 

Một số phụ nữ nhận thấy những thay đổi trong mức năng lượng, tâm trạng, hay ngực – rất giống với hội chứng tiền kinh nguyệt. Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện bất ngờ, như ngất xỉu, thay đổi khứu giác, hoặc đi vệ sinh nhiều hơn. Sự thật là các hormone của bạn đang trong quá trình thay đổi, sẵn sàng để mang thai ngay cả trước khi bạn thử thai.

 

Ngực mềm

 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên thường thấy là ngực bị đau và mềm. Bạn sẽ cảm thấy ngực đầy hơn và nặng hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy vùng ngực quanh đầu vú lớn hơn và thâm đen.

 

Những dấu hiệu nhận biết thụ thai sớm nhất, bao gồm ngực mềm, đều liên quan đến nồng độ hormone progesterone tăng lên. Một lý do khác khiến ngực bạn phình ra là do cơ thể giữ nhiều nước hơn trong khi mang thai, khiến bạn cảm thấy phù nề.

 

Trong giai đoạn này, bạn nên sử dụng các loại áo ngực hỗ trợ, đặc biệt là khi tập luyện

 

Mệt mỏi

 

Những phụ nữ trước đây chưa bao giờ chợp mắt thường bỗng nhiên có nhu cầu ngủ nhiều hơn trong kì tam cá nguyệt đầu tiên. Vào thời điểm này, chính lượng progesterone tăng lên khiến bạn cảm thấy kiệt sức.

 

Bạn có thể sẽ cảm thấy một chút năng lượng vào kì tam cá nguyệt thứ hai, nhưng cơn mệt mỏi sẽ quay lại vào kì cuối. Cách tốt nhất là chiều theo nó: đi ngủ sớm, và ngủ nướng nếu bạn có thể.

 

Thay đổi tâm trạng

 

Sự thay đổi hormone này cũng khiến bạn thay đổi tâm trạng giống như chu kì kinh nguyệt.

 

Và một khi biết mình mang thai, ý nghĩ làm mẹ có thể khiến bạn căng thẳng hơn. Ngay cả khi việc có con nằm trong kế hoạch, những nỗi sợ vẫn còn đó. Chúng ta thấy kết quả khám thai dương tính và ngay lập tức, chúng ta vẽ ra kế hoạch cuộc đời cho em bé, và của cả chúng ta.

 

Mệt mỏi và cơn đói có thể khiến tâm trạng của bạn tồi tệ hơn. Vì vậy hãy cố tìm thời gian nghỉ ngơi và ăn các bữa ăn nhẹ trong cả ngày.

 

Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vào tuần thứ 14 đến 16. Nếu không, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ sản, họ có thể gợi ý ai đó hỗ trợ bạn trong suốt thai kỳ và cả sau đó.

 

Mê sảng

 

Một số phụ nữ bị mê sảng hoặc choáng váng trong thời kì đầu mang thai. Một số thậm chí bị ngất xỉu. Nguyên nhân có thể do hormone hoặc huyết áp thấp.

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được những gì đang xảy ra. Nếu lượng đường trong máu thấp, bạn nên thử ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn trong cả ngày.

 

Đối với nhiều phụ nữ, tình trạng này thường mất đi sau kì tam cá nguyệt đầu tiên.

 

Buồn nôn và ói mửa

 

Cảm giác buồn nôn có thể bắt đầu sớm, mặc dù tình trạng này thường không trở nên trầm trọng cho đến thời gian từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 9. Những bữa ăn nhẹ, đều đặn và giàu protein có thể giúp kiểm soát dạ dày của bạn. Uống nhiều nước cũng có tác dụng tương tự.

 

Để giúp các chất lỏng di chuyển dễ dàng hơn, bạn nên thêm vài lát dưa chuột hoặc dâu vào nước. Nước trái cây pha loãng, trà gừng hoặc trà cho sản phụ (thường có lá mâm xôi đỏ và cây tầm ma) cũng là những lựa chọn tốt. Trà bạc hà có thể có tác dụng giảm buồn nôn, nhưng nó cũng có thể gây chứng ợ chua, một dấu hiệu mang thai thường gặp khác.

 

Một chút thức ăn trước khi đi ngủ như một miếng phô mai hoặc vài hạt đậu có thể ổn định lượng đường trong máu của bạn trong đêm, nhờ đó bạn sẽ không phải thức dậy với cảm giác tồi tệ.

 

an hat tot cho sinh san

 

Chứng buồn nôn thường biến mất sau 12 tuần, mặc dù với một vài người là 16 tuần và vẫn ở lại đối với một số người khác. Nên đến bác sĩ kiểm tra nếu bạn nôn ói quá nhiều, không còn gì trong bụng hoặc bị giảm cân. Có nhiều toa thuốc cho các trường hợp mệt mỏi vào buổi sáng.

 

Chán ăn

 

Bạn cảm thấy không chịu được mùi – hoặc vị - của một số loại thực phẩm? Một số phụ nữ nhận thấy một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên của họ là khả năng khứu giác tăng lên. Một số mùi hương trước kia bạn cảm thấy không vấn đề gì thì nay hoàn toàn không thể chịu được. Một số phụ nữ khác có vị khác thường trong miệng mà không có cách gì loại bỏ được.

 

Nếu toàn bộ các nhóm thực phẩm đều hoàn toàn biến khỏi bàn ăn bởi chúng khiến bạn cảm thấy muốn trào ngược thì cũng đừng quá lo lắng về em bé. Trong giai đoạn này, em bé có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ người mẹ rất tốt. Chỉ người mẹ phải chịu đựng chứ không phải thai nhi.

 

Uống vitamin tiền sản để đảm bảo bạn có đủ dinh dưỡng và acid folic, những chất cần thiết giúp ngăn ngừa khuyết tật khi sinh. Cũng nên uống nhiều chất lỏng. Miễn là bạn không bị thiếu nước, bạn có thể dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Cảm giác khó chịu sẽ mất đi khi vào kì tam cá nguyệt thứ hai.

 

Thường xuyên đi tiểu

 

Thận phải hoạt động nhiều hơn trong thai kì. Hơn nữa, tử cung to hơn tạo áp lực lớn hơn cho bàng quang. Kết quả là bạn phải ghé thăm toilet thường xuyên hơn.

 

Một số phụ nữ không biết họ đang mang thai mà nhầm tưởng bị viêm nhiễm bàng quang.

 

Phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh có thể rất khó chịu, nhưng cũng đừng vì thế mà giảm uống nước. Bạn cần bổ sung chất lỏng để có đủ nước trong cơ thể.

 

Chảy máu và chuột rút

 

Chuột rút hay bị chảy máu kinh trước kì kinh nguyệt một chút có thể là dấu hiệu cho thấy trứng được thụ tinh đã đính vào tử cung.

 

Ngay cả khi chảy máu kéo dài đến tuần thứ 6 hoặc thứ 7 cũng là điều bình thường. Vào thời điểm đó, bác sĩ có thể siêu âm để chắc chắn em bé phát triển bình thường.

 

(Theo WebMD)